Danh mục bài viết
- Tìm hiểu về mỡ nội tạng
- Cách giảm mỡ nội tạng
- Gợi ý cách giảm cân bằng hạt chia cho bạn tham khảo
- Nước ép cần tây giúp giảm cân? Đúng hay sai?
- Tham khảo thực đơn ăn tối giảm cân đơn giản
- Top các loại nước uống giúp giảm mỡ bụng nam hiệu quả
- Tổng hợp 6 bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi
- 5 món ăn không dầu mỡ lại khiến bạn béo “không phanh”
- Giảm béo uống nhầm nước ép rau ngót sai cách dẫn đến ngộ độc
Tìm hiểu về mỡ nội tạng
Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều cụm từ nói về mỡ nội tạng. Nhiều người nghĩ rằng mỡ nội tạng chỉ là mỡ thừa trong cơ thể, có thể dễ dàng đào thải bằng các bài tập thể dục. Tuy nhiên, trên thực tế, mỡ nội tạng được đánh giá là khá nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia y tế, mỡ nội tạng là loại mỡ trong cơ thể được tích trữ trong khoang bụng, gần nhiều cơ quan quan trọng như gan, dạ dày, ruột, …
Về cơ bản, mỡ nội tạng khác cũng được hình thành sau một thời gian dài ăn kiêng không khoa học và mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, ngay cả khi cơ thể không mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường thì mỡ nội tạng cũng không tốt cho sức khỏe khi nó làm tăng kháng insulin.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng mỡ nội tạng còn có thể làm huyết áp tăng nhanh, khiến cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Hơn hết, mỡ nội tạng dư thừa làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, ung thư đại trực tràng, bệnh Alzheimer’s… Vì vậy, việc loại bỏ mỡ nội tạng ra khỏi cơ thể được coi là điều cần thiết và rất quan trọng.
Cách giảm mỡ nội tạng
Để giảm mỡ nội tạng, ngoài việc tập thể dục thường xuyên, các chuyên gia khuyên bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. Điều kiện tiên quyết để giảm mỡ nội tạng là giảm cân và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Cụ thể, hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đồng thời giảm hàm lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn và thay vào đó tăng tỷ lệ rau hoặc thực vật giàu chất xơ.
Trong quá trình ăn uống, bạn cũng nên loại trừ những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và chất đạm.
Ngoài ra, hãy tập thiền và hít thở sâu để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Bởi vì, căng thẳng sẽ làm tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể, lâu dần sẽ tích tụ thành mỡ nội tạng.
Quan tâm: 8 mẹo giảm béo mặt hiệu quả
Trong trường hợp tăng mỡ nội tạng, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ giảm cân khoa học, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.